Tiếng Gandhara

Tiếng Càn-đà-la (còn được gọi là Tiếng Gandhara) là một ngôn ngữ Prakrit được tìm thấy chủ yếu trong các văn bản vào giữa thế kỉ 3 TCN và thế kỉ 4 CN ở vùng Gandhāra, nằm ở phía Tây Bắc của tiểu lục địa Ấn Độ. Ngôn ngữ này được sử dụng rất nhiều bởi các văn hóa Phật giáo ở Trung Á và đã được tìm thấy càng xa như phía Đông Trung Quốc, trong những bản khắc ở Lạc DươngAn Dương.Ngôn ngữ này xuất hiện trên đồng xu, bản khắc và văn bản, đáng kể là các văn bản Phật giáo Gandhāra. Ngôn ngữ đặc biệt trong số các ngôn ngữ Prakrit vì có một số âm vị học cổ xưa, vì sự tách biệt và độc lập tương đối, vì nằm trong ảnh hưởng một phần của vùng Cận ĐôngĐịa Trung Hải cổ đại và vì việc sử dụng hệ thống chữ viết Kharoṣṭhī, so sánh với chữ Brahmic được dùng bởi các ngôn ngữ Prakrit khác.